Tỵ Nạn Việt Nam tại Hồng Kông

Sau khi miền Nam Việt Nam bị cưỡng chiếm vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, người Việt Nam đã bị đày đọa, giam cầm, đói khát và họ bắt đầu tìm cách chạy thoát đến các nước láng giềng như Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan và Hong Kong.

Tháng 5 năm 1975, 3743 người tỵ nạn đã được tàu Clara Moersk (Đan Mạch) vớt, những người tỵ nạn Việt Nam tuy bị Hong Kong dán “nhãn hiệu” là “nhập cảnh bất hợp pháp” nhưng họ vẫn được nhận tạm trú .

1976: Hong Kong kêu gọi sự giúp đỡ của UNHCR (Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc), và một cơ quan được mướn để điều hành đời sống của tỵ nạn gọi là “Civil Aid Services”. Cơ quan này có trách nhiệm coi sóc, cho đến khi thuyền nhân được định cư.

1979: Việt Nam áp dụng chính sách "Ethnic Cleansing". Đa số người Việt gốc Hoa bắt đầu tìm cách thoát khỏi Việt Nam. Họ đến Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai nhưng đều bị từ chối. Số người Hoa vì vậy ồ ạt đổ vào Hong Kong. Trong năm 1979 có đến 68,700 người đến Hong Kong, có lẽ họ nghe từ đài BBC World Service báo tin: “Hong Kong là Thiên Đàng của thuyền nhân và những người đến đây sẽ được định cư sau 3 tháng lưu tại "Cảng Thơm” này."

1980: Tỵ nạn tiếp tục gia tăng hơn 100,000 người đến Hong Kong và họ lần lượt được định cư tại Hoa Kỳ và các nước Âu Châu.

Để chặn đứng làn sóng "Thuyền Nhân" chính phủ thành lập chính sách "Trại Cấm" vào năm 1982. Trong thời gian người tỵ nạn chờ định cư, Hong Kong đã bị lên án vì giam giữ những người tỵ nạn tìm tự do trong tù kẽm gai. Cũng năm đó Hoa Kỳ bắt đầu tạo nhiều điều kiện cản trở việc định cư sang Mỹ vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các nước tự do cho rằng đa số tỵ nạn Việt Nam ra đi lúc này là vì lý do kinh tế nhất là những người đi từ miền Bắc, gặp nhiều khó khăn trong vấn đề định cư sang Mỹ. Năm 1984 chương trình Orderly Departure Scheme được chính phủ Việt Nam tham dự.

Năm 1987 nhiều quốc gia Âu Mỹ bắt đầu thực hành chính sách mới. Họ nhận tỵ nạn với con số rất thấp trong khi đó người Việt Nam ồ ạt đến Hong Kong. Có ngày đến 300 người cập bến, vì người Việt Nam vẫn đồn đại là đến Hong Kong sẽ có cơ hội định cư.

Ngày 16 tháng 6 năm 1988, chính phủ Hong Kong áp dụng chương trình "Comprehensive Plan Action" (Chương trình hành động toàn diện) phân chia thuyền nhân tỵ nạn thành 2 loại: tỵ nạn chính trị và tỵ nạn kinh tế. Tỵ nạn kinh tế được đồng nghĩa với " nhập cảnh bất hợp pháp" họ sẽ không được định cư tại đệ tam quốc gia và bị trả về lại nguyên quán Việt Nạm.

Những năm đầu của thập niên 90 chính phủ Hong Kong áp dụng chương trình "Tình nguyện hồi hương". Ban đầu là chính sách "Tình nguyện" nhưng vì người "tỵ nạn tình nguyện hồi hương" quá ít ỏi, mặc dầu chính phủ Việt Nam Cộng Sản hứa sẽ không giam phạt, nên chính phủ Hong Kong bắt đầu áp dụng chính sách "cưỡng bách hồi hương"

Chương Trình "Comprehensive Plan of Action" được chính thức bắt đầu từ 1994. Trên thực tế từ cuối thập niên 80 đến đầu 90 chính phủ Hong Kong đã đọc nhiều thông cáo trên các cơ quan truyền thanh. Thông cáo được đọc: "Bắt đầu từ nay chính phủ Hong Kong sẽ giam giữ những người đến Hong Kong."

Tình trạng kinh tế ở Việt Nam có vẻ được sáng sủa hơn, số người đến Hong Kong giảm bớt. Ngày 9 tháng 1 năm 1998, Hong Kong không còn là cảng đón tỵ nạn như trước .

Tháng 2 năm 2000, chính phủ Hong Kong mở rộng chương trình cho thuyền nhân Việt Nam được định cư tại Hong Kong. Khoảng 1400 tỵ nạn Việt Nam được vĩnh viển ở lại trong số đó có 973 người đã chờ đợi quá lâu tại Hong Kong; số còn lại, 327 người thì bị Việt Nam từ chối không cho phép hồi hương. Hong Kong vẫn đẩy mạnh chương trình cưỡng bách hồi hương, nhưng cô Regina Ip , thư ký sở An Ninh của Hong Kong đề nghị cách giải quyết tốt nhất là chấp nhận cha mẹ của các trẻ em sinh trên đất Hong Kong được định cư tại đậy.

Từ năm 1975 đã có 3743 người tỵ nạn Việt Nam sống ở trại Chatham Rd, trại này giải tán năm 1976.

Ngày 7 tháng 2 năm 1979 tàu Skyluck đến Hong Kong nhưng bị từ chối lúc đầu, không được vào cảng. Khoảng 2600 người tỵ nạn sống trên tàu chờ đợi trên 4 tháng. Nhiều người bị bệnh vì thiếu vệ sinh. Ngày 29 tháng 6 năm 79, có người trên tàu cắt dây neo, và chiếc tàu 3500 tấn bị đụng đá tại đảo Lamma và bị chìm. Những người tỵ nạn trên tàu được đưa vào tạm trú tại Kaitak North (gần phi trường cũ).

Tháng 6 năm 1979 trại Shamshuipo bắt đầu đóng cửa. Năm 1981, trại Jubilee lại được mở, đồng thời những trại khác như Argyle Street Camp, Kaitak East, trại Tuen Mum và Western Quarentine Anchorage cũng được thành lâp. Chimawan là "Trại Cấm" đầu tiên được thành lập ngày 2 tháng 7 năm 1982. Sau đó là trại Heiling Chau, Cape Collinson, và White Head.

Theo sở An Ninh Hong Kong năm 1983, tiền chi phí ăn ở cho người tỵ nạn Việt Nam, hằng năm khoảng 270 triệu Hong Kong – 110 triệu do chính phủ Hong Kong đài thọ và 120 triệu do Cao Ủy Tỵ Nạn, số còn lại các nước tự do đóng góp. Hiện tại Cao Ủy Tỵ Nạn vẫn nợ Hong Kong 1 tỷ 61.

Soeur Christine Mỹ Hạnh